Từ cuối tháng 7, khu vực lòng chảo Mường Thanh thuộc địa bàn huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ liên tiếp xảy ra các vụ trộm cắp tài sản có giá trị với một thủ đoạn khá giống nhau. Tội phạm lợi dụng đêm tối, đột nhập từ tum các nhà riêng cao tầng, sau đó lấy cắp tài sản có giá trị, như: laptop, điện thoại, tiền và đồ trang sức. Đến cuối tháng 8, nhà chức trách đã ghi nhận ít nhất 36 vụ trộm cắp tài sản, trong đó có vụ thiệt hại rất lớn.
Nạn nhân đầu tiên đến trình báo là ông Trần Xuân Thăng (xã Pom Lót). Đêm mùng 5, trước khi đi ngủ, ông Thăng đã trực tiếp đi khóa cửa cổng, cửa nhà nhưng sáng ra laptop vừa mua hơn 20 triệu đồng cùng với iPhone của con trai và ví tiền của ông để ở tầng 2 đã không cánh mà bay. Khám nghiệm hiện trường, cảnh sát phát hiện kẻ gian đã đột nhập vào gia đình ông Thăng từ căn nhà mới xây bên cạnh. Bọn chúng trèo qua cột điện, sau đó bám theo lan can nhà hàng xóm, trèo vào nhà để trộm đồ.
Lò Văn Tình, Lê Văn Bền, Trần Đình Phú, Vũ Anh Đức (từ trái qua phải).
Vụ việc đang được công an ráo riết điều tra thì sáng 7/8, ông Cao Trọng Quý (xã Sam Mứn) đến trình báo về việc bị kẻ gian đột nhập lấy cắp đồng hồ, điện thoại di động và 7 triệu đồng. Kẻ gian đã đột nhập từ mái tum căn nhà 3 tầng của khổ chủ khua khoắng tài sản.
Tội phạm mang theo hung khí khi đi gây án vì có vụ chúng đã để quên một con dao tại hiện trường. Các điều tra viên còn nắm được nguồn tin còn có một số khổ chủ là nữ giới bị chúng “quấy rối” trong khi ngủ... Các điều tra viên ngỡ ngàng khi hầu như chúng không để lại bất cứ dấu vết nào. Chúng tỏ ra “nhân đạo” với khổ chủ khi chỉ lấy tiền, còn ném lại chứng minh thư, giấy phép lái xe hay thậm chí là cả … USB! Một vài vụ chúng còn thách thức cả cơ quan Công an khi để lại mảnh giấy đánh máy vi tính, in hình đầu lâu với 2 khúc xương vắt chéo kèm lời đe dọa khổ chủ, bên dưới ký tên “Người Dơi”...
Đại tá Nguyễn Đình Du (Trưởng công an huyện Điện Biên) trải lòng: “Tôi đã đương đầu với nhiều vụ việc phức tạp nhưng chuyên án truy tìm kẻ trộm cắp này khá phức tạp, bởi vụ việc xảy ra thường vào ban đêm, dấu vết để lại hầu như không còn gì”.
Với kinh nghiệm của một người 38 năm làm công tác điều tra, Đại tá Du nhận định đây là một nhóm người, cách thức gây án rất chuyên nghiệp cho thấy chúng là những tên có “bề dày”, nhưng sự xảo quyệt chính là điểm yếu của chúng. Bởi chắc chắn phải là những tên trộm lão luyện, thậm chí có tiền án tiền sự về những tội danh này.
Lật lại những trang hồ sơ hình sự, các điều tra viên nhận thấy các vụ án xảy ra thời gian vừa qua có nhiều điểm trùng khớp với một số vụ trộm cắp xảy ra thời gian cuối năm 2009 đầu năm 2010. Hồi đó, một số gia đình cũng bị kẻ gian đột nhập qua tum để trộm cắp tài sản. Quá trình điều tra, lực lượng công an đã bắt được thủ phạm là tên Lê Văn Bền (20 tuổi, huyện Điện Biên). Bền sau đó bị xử phạt 2 năm tù và mới được tự do vào tháng 4.
Vụ việc đang được công an ráo riết điều tra thì sáng 7/8, ông Cao Trọng Quý (xã Sam Mứn) đến trình báo về việc bị kẻ gian đột nhập lấy cắp đồng hồ, điện thoại di động và 7 triệu đồng. Kẻ gian đã đột nhập từ mái tum căn nhà 3 tầng của khổ chủ khua khoắng tài sản.
Tội phạm mang theo hung khí khi đi gây án vì có vụ chúng đã để quên một con dao tại hiện trường. Các điều tra viên còn nắm được nguồn tin còn có một số khổ chủ là nữ giới bị chúng “quấy rối” trong khi ngủ... Các điều tra viên ngỡ ngàng khi hầu như chúng không để lại bất cứ dấu vết nào. Chúng tỏ ra “nhân đạo” với khổ chủ khi chỉ lấy tiền, còn ném lại chứng minh thư, giấy phép lái xe hay thậm chí là cả … USB! Một vài vụ chúng còn thách thức cả cơ quan Công an khi để lại mảnh giấy đánh máy vi tính, in hình đầu lâu với 2 khúc xương vắt chéo kèm lời đe dọa khổ chủ, bên dưới ký tên “Người Dơi”...
Đại tá Nguyễn Đình Du (Trưởng công an huyện Điện Biên) trải lòng: “Tôi đã đương đầu với nhiều vụ việc phức tạp nhưng chuyên án truy tìm kẻ trộm cắp này khá phức tạp, bởi vụ việc xảy ra thường vào ban đêm, dấu vết để lại hầu như không còn gì”.
Với kinh nghiệm của một người 38 năm làm công tác điều tra, Đại tá Du nhận định đây là một nhóm người, cách thức gây án rất chuyên nghiệp cho thấy chúng là những tên có “bề dày”, nhưng sự xảo quyệt chính là điểm yếu của chúng. Bởi chắc chắn phải là những tên trộm lão luyện, thậm chí có tiền án tiền sự về những tội danh này.
Lật lại những trang hồ sơ hình sự, các điều tra viên nhận thấy các vụ án xảy ra thời gian vừa qua có nhiều điểm trùng khớp với một số vụ trộm cắp xảy ra thời gian cuối năm 2009 đầu năm 2010. Hồi đó, một số gia đình cũng bị kẻ gian đột nhập qua tum để trộm cắp tài sản. Quá trình điều tra, lực lượng công an đã bắt được thủ phạm là tên Lê Văn Bền (20 tuổi, huyện Điện Biên). Bền sau đó bị xử phạt 2 năm tù và mới được tự do vào tháng 4.
Tang vật vụ án.
Bền bị Ban chuyên án đưa vào tầm ngắm. Nhưng sau một thời gian dài bí mật theo dõi, các trinh sát không phát hiện dấu hiệu nghi vấn của tên này. Bền ở nhà trong khi tối hôm đó một vài vụ trộm khác vẫn tiếp tục xảy ra. Nhưng “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, những chiêu trò của Bền dần bị lộ tẩy khi rạng sáng một ngày trung tuần tháng 8, lòng chảo Mường Thanh gặp phải trận mưa như trút nước, hắn bí mật lẻn ra sau nhà rồi lội ruộng ra đầu cầu C4 để gặp gỡ đám đệ tử.
Đến chiều 27/8, tại khu vực chợ Bản Phủ, cảnh sát kiểm tra xe máy của Bền, phát hiện một thanh mã tấu. Tại cơ quan điều tra, Bền thừa nhận là thủ phạm của một số vụ trộm cắp tài sản ở khu vực lòng chảo Mường Thanh và khai ra một loạt đồng bọn. Số vụ trộm cắp, chúng đã thực hiện trót lọt lên tới con số 36 với 10 máy tính xách tay, 35 điện thoại di động các loại, nhiều đồng hồ, đồ trang sức và cả trăm triệu đồng tiền mặt.
Chúng tự phong là băng trộm “Người Dơi”. Cả 4 tên đều có biệt danh phù hợp với “sở trường, sở đoản”, như Bền có tài nhảy từ nóc tầng 1 (4,5m) xuống đất bằng chân đất mà không hề hấn gì nên lấy biệt danh là “Người Dơi”; Vũ Anh Đức nhanh nhẹn, có khả năng luồn lách nên biệt danh là “Con sóc”; Lò Văn Tình có khả năng leo trèo từ những địa thế khó khăn nhất nên biệt danh là “Người Nhện”, Trần Đình Phú có khả năng ẩn mình khi đột nhập vào phòng ngủ của khổ chủ nên được gọi là “Bóng ma”… Bọn chúng tỏ ra có tổ chức và chuyên nghiệp khi phân công trách nhiệm và chia “lộc” rất rõ ràng, sòng phẳng. Kẻ phát hiện con mồi được hưởng thêm 5% giá trị tiền thưởng.
Trong các vụ đột nhập, chúng đều phân công cụ thể, rõ ràng, máy điện thoại, hay tin nhắn đều có ám hiệu riêng mới được trả lời. Trong khi hành sự chúng đề cao việc “độc lập tác chiến” và một nguyên tắc là không đi chân không, không dùng tay không để xoáy đồ nhằm tránh để lại dấu vân tay.
Để tránh sự truy xét của công an, chúng còn quy định không tụ tập ở chỗ đông người, không chia chác tiền ngay sau khi vừa lấy cắp để tránh sự truy lùng của lực lượng Công an.
Bền bị Ban chuyên án đưa vào tầm ngắm. Nhưng sau một thời gian dài bí mật theo dõi, các trinh sát không phát hiện dấu hiệu nghi vấn của tên này. Bền ở nhà trong khi tối hôm đó một vài vụ trộm khác vẫn tiếp tục xảy ra. Nhưng “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, những chiêu trò của Bền dần bị lộ tẩy khi rạng sáng một ngày trung tuần tháng 8, lòng chảo Mường Thanh gặp phải trận mưa như trút nước, hắn bí mật lẻn ra sau nhà rồi lội ruộng ra đầu cầu C4 để gặp gỡ đám đệ tử.
Đến chiều 27/8, tại khu vực chợ Bản Phủ, cảnh sát kiểm tra xe máy của Bền, phát hiện một thanh mã tấu. Tại cơ quan điều tra, Bền thừa nhận là thủ phạm của một số vụ trộm cắp tài sản ở khu vực lòng chảo Mường Thanh và khai ra một loạt đồng bọn. Số vụ trộm cắp, chúng đã thực hiện trót lọt lên tới con số 36 với 10 máy tính xách tay, 35 điện thoại di động các loại, nhiều đồng hồ, đồ trang sức và cả trăm triệu đồng tiền mặt.
Chúng tự phong là băng trộm “Người Dơi”. Cả 4 tên đều có biệt danh phù hợp với “sở trường, sở đoản”, như Bền có tài nhảy từ nóc tầng 1 (4,5m) xuống đất bằng chân đất mà không hề hấn gì nên lấy biệt danh là “Người Dơi”; Vũ Anh Đức nhanh nhẹn, có khả năng luồn lách nên biệt danh là “Con sóc”; Lò Văn Tình có khả năng leo trèo từ những địa thế khó khăn nhất nên biệt danh là “Người Nhện”, Trần Đình Phú có khả năng ẩn mình khi đột nhập vào phòng ngủ của khổ chủ nên được gọi là “Bóng ma”… Bọn chúng tỏ ra có tổ chức và chuyên nghiệp khi phân công trách nhiệm và chia “lộc” rất rõ ràng, sòng phẳng. Kẻ phát hiện con mồi được hưởng thêm 5% giá trị tiền thưởng.
Trong các vụ đột nhập, chúng đều phân công cụ thể, rõ ràng, máy điện thoại, hay tin nhắn đều có ám hiệu riêng mới được trả lời. Trong khi hành sự chúng đề cao việc “độc lập tác chiến” và một nguyên tắc là không đi chân không, không dùng tay không để xoáy đồ nhằm tránh để lại dấu vân tay.
Để tránh sự truy xét của công an, chúng còn quy định không tụ tập ở chỗ đông người, không chia chác tiền ngay sau khi vừa lấy cắp để tránh sự truy lùng của lực lượng Công an.
Theo:vnexpress
Đăng nhận xét