Câu đầu tiên khi gặp tôi ở trong Trại tạm giam - Công an tỉnh Đắk Lắk, Lê Văn Vui rào đón: “Chuyện qua rồi, Vui không muốn nhắc đến nữa cán bộ ạ. Lúc ấy, tất cả những gì Vui làm cốt sao để che giấu tội lỗi, xoá bỏ dấu vết tại hiện trường mà quên mất nạn nhân của mình chỉ là 2 đứa trẻ yếu đuối, không có khả năng phản kháng”. 2 năm chờ đợi thần chết gõ cửa, với hắn, tội lỗi và kí ức kinh hoàng vẫn rõ mồn một. Cơn ác mộng do chính bản thân gây ra vẹn nguyên ám ảnh Lê Văn Vui trong từng giấc ngủ, hơi thở. Vui giãi bày, lúc hắn cảm thấy thanh thản nhất, là lắng nghe tiếng radio vào mỗi buổi chiều tà phát ra từ chiếc loa của trại, ấy là lúc hắn được lẩm nhẩm theo lời bài hát, như một cách tạm quên thời gian tù đọng.
Phạm nhân Lê Văn Vui
Gã hàng xóm mang gương mặt quỷ
Không có duyên với con đường khoa bảng, sau khi thi trượt đại học, Lê Văn Vui đăng kí đi nghĩa vụ quân sự. 2 năm rèn luyện trong môi trường quân đội nghiêm cẩn, khắt khe, Lê Văn Vui trở về với vóc dáng khoẻ mạnh, cứng cáp và tính kỉ luật, chỉn chu trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Gia đình, bè bạn ai cũng mừng cho sự trưởng thành của hắn.
Thanh niên phơi phới, không thể ở nhà ăn bám bố mẹ, Vui vào Sài Gòn tìm kiếm cơ hội việc làm. May mắn mỉm cười với Vui khi được một người đàn ông tử tế, tốt bụng dạy cho nghề sửa chữa điện thoại di động. Sau một thời gian “tầm sư” ở mảnh đất hào nhoáng, phồn hoa, cảm thấy đủ lông đủ cánh, tự tin vào tay nghề, Vui trở về mảnh đất Buôn Hồ (Đắk Lắk), mở một gian hàng nhỏ, lấy nghề sửa chữa điện thoại di động làm “cần câu cơm”.
Không lâu sau đó, Lê Văn Vui lập gia đình. Vợ hắn làm kế toán cho đại lý bia Quang Anh, một đại lý có tiếng ở thị xã Buôn Hồ. Hỏi Vui về vợ, hắn lắc đầu buồn bã: “Em không muốn nhắc tới cô ấy nhiều nữa. Sau tất cả tai tiếng, đau khổ và nhục nhã em gây ra cho vợ, chỉ mong cô ấy đủ dũng cảm, vững vàng để bước qua cơn sóng dữ, tìm kiếm một hạnh phúc mới, vì vợ em còn trẻ lắm”.
Nhưng, trong lúc sâu lắng nhất, dường như nỗi hối hận và nhớ thương vợ con trỗi dậy, như một lẽ tự nhiên, Vui kể về vợ với giọng trầm buồn: “Em đã từng có một gia đình hạnh phúc với vợ hiền, con ngoan và một công việc ổn định, túc tắc đủ sống qua ngày. Nhưng, chính em đã đánh rơi tất cả. Không dám cầu xin vợ con tha thứ, chỉ mong họ hạnh phúc và vững vàng trong phần đời phía trước. Em thì tận số rồi…”.
Vui mở một gian hàng sửa chữa điện thoại di động ngay sát kề nhà anh Quang – chủ đại lý bia Quang Anh. Gia đình anh Quang rất tử tế, tốt bụng với vợ chồng Vui. Hai nhà thường xuyên qua lại, trò chuyện thân tình và chia sẻ về công việc hàng ngày. Vợ chồng anh Quang có cậu con trai út tên Huy, 8 tuổi rất quý “chú Sơn” (Tên thường gọi của Vui) và thường quấn quýt, qua cửa hàng điện thoại chơi với chú mỗi khi chú rảnh rang, không có việc.
Do làm ăn thua lỗ, Lê Văn Vui nợ ngân hàng 100 triệu đồng và nợ các cá nhân bên ngoài khoảng 100 triệu nữa. Tiền nợ gốc, tiền lãi ngày càng dày không có khả năng chi trả, nên đến kỳ hạn, Lê Văn Vui bị ngân hàng đánh giấy gửi về nhà. Số tiền 200 triệu làm Vui mất ăn mất ngủ, nhức óc nghĩ cách xoay xở nhưng mọi “nguồn vay” đều vô vọng.
Một ý nghĩ chợt loé lên trong đầu, hắn đã bắt cóc bé Huy – con trai của chủ đại lý bia Quang Anh để tống tiền. Huy là con út và là con trai duy nhất, chắc chắn vợ chồng Quang Anh sẽ cứu con bằng mọi giá. Với một ông chủ đại lý bia, chắc chắn tiền không phải là vấn đề quá khó khăn. Nói là làm, Lê Văn Vui đã dụ dỗ cháu Huy đi bắn chim và dặn kĩ không nói cho ai biết kẻo bị la rầy. Huy vâng dạ nghe theo lời chú hàng xóm tốt bụng, chiều chuộng, nhưng vì thân với Thức nên Huy rủ Thức đi cùng. Hai đứa trẻ ngây thơ vô tội không hề hay biết bị rơi cạm bẫy tàn độc của tên sát nhân hết nhân tính.
Ảnh minh họa.
Đưa hai cháu bé tới nghĩa trang phường Đạt Hiếu, Vui quẩn quanh, rối bời trong tiếng nũng nịu của hai đứa trẻ đòi súng cao su để bắn chim như đã hứa. Hồi lâu, vẫn không thấy chú Vui đưa súng, hai đứa trẻ đòi về nhà với ba mẹ. Vui dỗ dành, cưng nựng cháu Huy và Thức đừng khóc, nhưng giữa cảnh nghĩa trang hoang lạnh trong bóng chiều tà, hai cậu bé tội nghiệp hoảng sợ khóc lóc gọi tên ba mẹ không ngớt. Âm thanh ồn ào giữa khu vực nghĩa trang dễ thu hút sự chú ý của người qua đường, nghĩ vậy, Lê Văn Vui đánh cháu Thức và Huy ngất xỉu, rồi dùng cuộn băng keo mang theo trói và bịt miệng cả hai cháu bé lại.
Nhìn hai đứa trẻ nằm sõng soài trên nền đất đỏ, Vui nghĩ, nếu thả hai đứa trẻ tội nghiệp đó, chắc chắn việc bắt cóc sẽ bị bại lộ. “Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ”, hai cậu bé sẽ kể hết sự việc với ba mẹ chúng và Lê Văn Vui sẽ phải gánh hậu quả cho sự nông nổi. So đo tính toán một hồi, Lê Văn Vui quyết định giết người diệt khẩu. 8h tối, nghĩa trang Đạt Hiếu lạnh lẽo, không một bóng người qua lại, chỉ có tiếng gió âm u xiên dọc qua tán lá, Lê Văn Vui lạnh lùng ra tay giết hại hại hai sinh linh bé bỏng, tội nghiệp. Giết xong hai cháu bé, Lê Văn Vui vùi tạm xác hai cháu bé xuống nền đất đỏ và ung dung trở về nhà, dựng lên một màn kịch bắt cóc tống tiền kịch tính, căng thẳng như phim hành động.
Nham hiểm tới mức, đêm hôm ấy, Lê Văn Vui hoá thân thành người hàng xóm tốt bụng, xông xáo, cùng người nhà các cháu thao thức, thấp thỏm chờ đợi thông tin của tụi trẻ suốt 5 canh dài.
Một đêm dài đặc quánh không khí ngột ngạt
Bóng tối đổ sập xuống thị xã Buôn Hồ, mang theo cái oi nồng của chiều hè cao nguyên càng khiến không khí nơi khu phố nơi hai cháu bé mất tích đặc quánh lại. Gia đình cháu Thức và cháu Huy như ngồi trên đống lửa, những giọt nước mắt bắt đầu rỉ ra từ đôi mắt của những bậc làm cha, làm mẹ. Cả khu phố xôn xao trước thông tin hai đứa trẻ bị mất tích. Mọi người chia nhau đi các ngả kiếm tìm nhưng tất cả nỗ lực tìm kiếm được đáp trả bằng sự vô vọng trong bóng đêm mù mịt.
Gần 9 giờ tối cùng ngày (11/5/2010), anh Đỗ Thanh Quang (trú tại phường An Bình, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) – ba của cháu Huy nhận được tin nhắn từ số ĐTDĐ lạ: “Bọn tôi đang giữ cậu quý tử nhà ông, muốn nó sống, khôn hồn đưa 800 triệu đồng, bằng không tụi nó sẽ phải chết. Tôi cho ông 35 phút để quyết định”. Cả gia đình anh Quang sục sôi trước tin nhắn tống tiền. Huy là khúc ruột của vợ chồng anh Quang, là cậu con trai duy nhất của anh chị nên từ khi nghe tin con trai gặp nạn, vợ anh Quang khóc ngất vì thương con và sợ bọn tống tiền có thể làm điều nguy hai tới giọt máu của vợ chồng chị. Một tin nhắn tiếp theo được gửi tới, hẹn vợ chồng anh Quang chuẩn bị tiền và mang ra nghĩa trang Công Kiệm chuộc con.
Cũng giống như gia đình anh Quang, gia đình anh Phước, chị Nhung – bố mẹ cháu Thức, cũng nhận được tin nhắn có nội dung tương tự. Biết chắc hai đứa trẻ cùng gặp nguy, vợ chồng hai nhà họp nhau lại, bàn tính cách giải quyết êm đẹp nhất. Hơn hết, cứu người là quan trọng.
Sợ bọn bắt cóc manh động, thời gian gấp rút, anh Quang nhắn tin báo trả lời đồng ý thoả thuận của bọn bắt cóc. Anh sẽ giao nộp cho chúng 800 triệu như yêu cầu, chỉ xin chúng không làm hại hai cháu bé và anh tha thiết xin chúng cho anh nói chuyện với hai con.
Gia đình anh Quang thấp thỏm động viên nhau, chắc kẻ bắt cóc chưa dám làm hại hai cháu bé, bởi chúng còn quá bé bỏng, nhỏ dại, không có khả năng phản kháng. Và thứ bọn bắt cóc cần là tiền. Chỉ cần có tiền chúng sẽ buông tha cho hai đứa trẻ tội nghiệp. Nghĩ tới cảnh hai con phải chịu cảnh sợ hãi, hoảng loạn, gia đình hai cháu gạt nước mắt, cố gắng thu xếp tiền nong đổi chác với bọn côn đồ.
Không lâu sau đó, tin nhắn từ bọn bắt cóc tiếp tục đổ vào máy anh Quang, báo tin hai cháu bị tra tấn, hành hạ và đã ngất xỉu, không nói chuyện với người nhà được: “Không nói chuyện được, hai thằng ra nhiều máu nên ngất xỉu rồi. Nếu mày không đưa tiền nhanh thì bọn tao không dám hứa chúng nó sẽ sống đến sáng mai”. Không dừng lại ở đó, bọn chúng tiếp tục đe dọa bằng những tin nhắn với cấp độ khủng khiếp hơn: “Bọn tao sẽ thiêu chúng nếu mày không có đủ 800 triệu. Bọn tao có 4 thằng”.
Nhìn cảnh gia đình cháu Thức, gia đình cháu Huy ngồi trên đống lửa, cả khu phố đều thương xót và nỗ lực cùng gia đình các cháu đốt đuốc đi tìm hai đứa trẻ. Hi vọng mong manh có thể tìm ra đầu mối gì đáng giá. Một trong những người tận tâm, không quản ngại đêm hôm, cùng mọi người đổ xô đi các hướng tìm hai cháu bé là “chú hàng xóm” Lê Văn Vui.
Kể từ lúc tin hai cháu bé bị bắt cóc, Lê Văn Vui luôn có mặt ở nhà anh Quang. Hắn liên tục động viên vợ chồng anh Quang bình tĩnh giải quyết sự việc và bày tỏ hi vọng cháu Huy chưa hề hấn gì. Trong cơn rầu ruột, rầu gan, vợ chồng anh Quang vẫn cảm nhận được sự tử tế, nhiệt tình từ người hàng xóm tốt bụng.
Tin nhắn lại đổ bộ vào điện thoại người cha bất hạnh. Chúng ra điều kiện khi giao tiền, anh Quang phải đi cùng 4 người nữa, là Tiến Anh – con rể anh Quang, Hùng – lái xe cho anh Quang và hai người xóm tên Bo và Sơn (chính là Lê Văn Vui). Xảo trá hơn, bọn bắt cóc còn liên tục thay đổi địa điểm giao tiền, càng khiến gia đình hai cháu căng thẳng tới ngạt thở.
Trong khi điện thoại anh Quang nhận được tin nhắn, báo “một thằng đã chết” thì vợ chồng anh Phước cũng hốt hoảng khi nhận được tin nhắn: “Xin lỗi! Con của ông bà đã chết vì tội không nghe lời chúng tôi. Cháu hưởng dương 8 tuổi. Xác cháu ở suối Lo Xi”. Cả đêm ấy, gia đình anh Quang và gia đình anh Phước căng thẳng tột độ, không ai chợp mắt nổi dù chỉ một giây, mòn mỏi chờ đợi tin nhắn của kẻ giấu mặt, nhưng đáp lại sự mong ngóng sôi sục của gia đình, bọn bắt cóc giở trò im hơi lặng tiếng. Không có thêm bất cứ tin nhắn nào, gia đình hai cháu lại phấp phỏng bừng lên một tia hi vọng le lói, biết đâu kẻ ác nghĩ lại, dù sao chúng vẫn chỉ là hai đứa trẻ còn quá nhỏ và chẳng có tội tình gì.
Tận cùng của tội ác và bản án đích đáng dành cho kẻ máu lạnh
Không ai hay biết, kẻ bắt cóc tống tiền kia chẳng phải ai xa lạ, mà chính là gã hàng xóm thường ngày vẫn được vợ chồng anh Quang đối đãi như bằng hữu. Một mặt hắn tích cực cùng “tham mưu” phương thức giải cứu hai cháu bé tội nghiệp, mặt khác, thi thoảng hắn vào nhà vệ sinh và ở trong đó rất lâu, đồng thời nhắn tin tống tiền những con người khổ sở đang khóc lóc ngoài phòng khách. Sau khi nhắn tin, hắn tắt điện thoại để gia đình nạn nhân không có cơ hội liên lạc và dò sóng.
Lê Văn Vui bùi ngùi phân trần: “Logic của một kẻ phạm tội là phải tìm mọi cách để che giấu hành vi phạm tội. Lúc ấy, tôi chẳng nghĩ được gì bởi câu hỏi, làm thế nào để phi tang hai xác chết này đã choán toàn bộ suy nghĩ”. Sau này, khi bị bắt, hắn khai nhận, ngay buổi sáng tinh mơ ngày hôm sau, 12/5/2010, Lê Văn Vui xách một can xăng cùng một số vải cỡ lớn, giấy, mang ra hiện trường nhằm đốt xác phi tang để gia đình nạn nhân không nhận dạng được. Hành tung của Vui không gây bất cứ nghi ngờ gì cho người dân, vì nhà cha mẹ đẻ của hắn ở gần nghĩa trang, thấy hắn đi về phía đó, ai cũng đinh ninh Vui về nhà thăm cha mẹ đẻ.
Buổi sáng cùng ngày đó, anh Quang mở điện thoại đọc một tin nhắn của lũ bắt cóc và đổ sụp người vì choáng váng: “Để ông tin, hãy lên sau lưng điện lực, chỗ cây cột điện gãy, lấy nửa cánh tay và sợi dây chuyền về rồi ta nói chuyện tiếp. Nó nằm trong cái bịch màu đen”. Đến nơi, người nhà gia đình anh Quang chết lặng khi thấy sự thật đúng như tin nhắn bọn chúng thông báo.
Đưa hai cháu bé tới nghĩa trang phường Đạt Hiếu, Vui quẩn quanh, rối bời trong tiếng nũng nịu của hai đứa trẻ đòi súng cao su để bắn chim như đã hứa. Hồi lâu, vẫn không thấy chú Vui đưa súng, hai đứa trẻ đòi về nhà với ba mẹ. Vui dỗ dành, cưng nựng cháu Huy và Thức đừng khóc, nhưng giữa cảnh nghĩa trang hoang lạnh trong bóng chiều tà, hai cậu bé tội nghiệp hoảng sợ khóc lóc gọi tên ba mẹ không ngớt. Âm thanh ồn ào giữa khu vực nghĩa trang dễ thu hút sự chú ý của người qua đường, nghĩ vậy, Lê Văn Vui đánh cháu Thức và Huy ngất xỉu, rồi dùng cuộn băng keo mang theo trói và bịt miệng cả hai cháu bé lại.
Nhìn hai đứa trẻ nằm sõng soài trên nền đất đỏ, Vui nghĩ, nếu thả hai đứa trẻ tội nghiệp đó, chắc chắn việc bắt cóc sẽ bị bại lộ. “Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ”, hai cậu bé sẽ kể hết sự việc với ba mẹ chúng và Lê Văn Vui sẽ phải gánh hậu quả cho sự nông nổi. So đo tính toán một hồi, Lê Văn Vui quyết định giết người diệt khẩu. 8h tối, nghĩa trang Đạt Hiếu lạnh lẽo, không một bóng người qua lại, chỉ có tiếng gió âm u xiên dọc qua tán lá, Lê Văn Vui lạnh lùng ra tay giết hại hại hai sinh linh bé bỏng, tội nghiệp. Giết xong hai cháu bé, Lê Văn Vui vùi tạm xác hai cháu bé xuống nền đất đỏ và ung dung trở về nhà, dựng lên một màn kịch bắt cóc tống tiền kịch tính, căng thẳng như phim hành động.
Nham hiểm tới mức, đêm hôm ấy, Lê Văn Vui hoá thân thành người hàng xóm tốt bụng, xông xáo, cùng người nhà các cháu thao thức, thấp thỏm chờ đợi thông tin của tụi trẻ suốt 5 canh dài.
Một đêm dài đặc quánh không khí ngột ngạt
Bóng tối đổ sập xuống thị xã Buôn Hồ, mang theo cái oi nồng của chiều hè cao nguyên càng khiến không khí nơi khu phố nơi hai cháu bé mất tích đặc quánh lại. Gia đình cháu Thức và cháu Huy như ngồi trên đống lửa, những giọt nước mắt bắt đầu rỉ ra từ đôi mắt của những bậc làm cha, làm mẹ. Cả khu phố xôn xao trước thông tin hai đứa trẻ bị mất tích. Mọi người chia nhau đi các ngả kiếm tìm nhưng tất cả nỗ lực tìm kiếm được đáp trả bằng sự vô vọng trong bóng đêm mù mịt.
Gần 9 giờ tối cùng ngày (11/5/2010), anh Đỗ Thanh Quang (trú tại phường An Bình, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) – ba của cháu Huy nhận được tin nhắn từ số ĐTDĐ lạ: “Bọn tôi đang giữ cậu quý tử nhà ông, muốn nó sống, khôn hồn đưa 800 triệu đồng, bằng không tụi nó sẽ phải chết. Tôi cho ông 35 phút để quyết định”. Cả gia đình anh Quang sục sôi trước tin nhắn tống tiền. Huy là khúc ruột của vợ chồng anh Quang, là cậu con trai duy nhất của anh chị nên từ khi nghe tin con trai gặp nạn, vợ anh Quang khóc ngất vì thương con và sợ bọn tống tiền có thể làm điều nguy hai tới giọt máu của vợ chồng chị. Một tin nhắn tiếp theo được gửi tới, hẹn vợ chồng anh Quang chuẩn bị tiền và mang ra nghĩa trang Công Kiệm chuộc con.
Cũng giống như gia đình anh Quang, gia đình anh Phước, chị Nhung – bố mẹ cháu Thức, cũng nhận được tin nhắn có nội dung tương tự. Biết chắc hai đứa trẻ cùng gặp nguy, vợ chồng hai nhà họp nhau lại, bàn tính cách giải quyết êm đẹp nhất. Hơn hết, cứu người là quan trọng.
Sợ bọn bắt cóc manh động, thời gian gấp rút, anh Quang nhắn tin báo trả lời đồng ý thoả thuận của bọn bắt cóc. Anh sẽ giao nộp cho chúng 800 triệu như yêu cầu, chỉ xin chúng không làm hại hai cháu bé và anh tha thiết xin chúng cho anh nói chuyện với hai con.
Gia đình anh Quang thấp thỏm động viên nhau, chắc kẻ bắt cóc chưa dám làm hại hai cháu bé, bởi chúng còn quá bé bỏng, nhỏ dại, không có khả năng phản kháng. Và thứ bọn bắt cóc cần là tiền. Chỉ cần có tiền chúng sẽ buông tha cho hai đứa trẻ tội nghiệp. Nghĩ tới cảnh hai con phải chịu cảnh sợ hãi, hoảng loạn, gia đình hai cháu gạt nước mắt, cố gắng thu xếp tiền nong đổi chác với bọn côn đồ.
Không lâu sau đó, tin nhắn từ bọn bắt cóc tiếp tục đổ vào máy anh Quang, báo tin hai cháu bị tra tấn, hành hạ và đã ngất xỉu, không nói chuyện với người nhà được: “Không nói chuyện được, hai thằng ra nhiều máu nên ngất xỉu rồi. Nếu mày không đưa tiền nhanh thì bọn tao không dám hứa chúng nó sẽ sống đến sáng mai”. Không dừng lại ở đó, bọn chúng tiếp tục đe dọa bằng những tin nhắn với cấp độ khủng khiếp hơn: “Bọn tao sẽ thiêu chúng nếu mày không có đủ 800 triệu. Bọn tao có 4 thằng”.
Nhìn cảnh gia đình cháu Thức, gia đình cháu Huy ngồi trên đống lửa, cả khu phố đều thương xót và nỗ lực cùng gia đình các cháu đốt đuốc đi tìm hai đứa trẻ. Hi vọng mong manh có thể tìm ra đầu mối gì đáng giá. Một trong những người tận tâm, không quản ngại đêm hôm, cùng mọi người đổ xô đi các hướng tìm hai cháu bé là “chú hàng xóm” Lê Văn Vui.
Kể từ lúc tin hai cháu bé bị bắt cóc, Lê Văn Vui luôn có mặt ở nhà anh Quang. Hắn liên tục động viên vợ chồng anh Quang bình tĩnh giải quyết sự việc và bày tỏ hi vọng cháu Huy chưa hề hấn gì. Trong cơn rầu ruột, rầu gan, vợ chồng anh Quang vẫn cảm nhận được sự tử tế, nhiệt tình từ người hàng xóm tốt bụng.
Tin nhắn lại đổ bộ vào điện thoại người cha bất hạnh. Chúng ra điều kiện khi giao tiền, anh Quang phải đi cùng 4 người nữa, là Tiến Anh – con rể anh Quang, Hùng – lái xe cho anh Quang và hai người xóm tên Bo và Sơn (chính là Lê Văn Vui). Xảo trá hơn, bọn bắt cóc còn liên tục thay đổi địa điểm giao tiền, càng khiến gia đình hai cháu căng thẳng tới ngạt thở.
Trong khi điện thoại anh Quang nhận được tin nhắn, báo “một thằng đã chết” thì vợ chồng anh Phước cũng hốt hoảng khi nhận được tin nhắn: “Xin lỗi! Con của ông bà đã chết vì tội không nghe lời chúng tôi. Cháu hưởng dương 8 tuổi. Xác cháu ở suối Lo Xi”. Cả đêm ấy, gia đình anh Quang và gia đình anh Phước căng thẳng tột độ, không ai chợp mắt nổi dù chỉ một giây, mòn mỏi chờ đợi tin nhắn của kẻ giấu mặt, nhưng đáp lại sự mong ngóng sôi sục của gia đình, bọn bắt cóc giở trò im hơi lặng tiếng. Không có thêm bất cứ tin nhắn nào, gia đình hai cháu lại phấp phỏng bừng lên một tia hi vọng le lói, biết đâu kẻ ác nghĩ lại, dù sao chúng vẫn chỉ là hai đứa trẻ còn quá nhỏ và chẳng có tội tình gì.
Tận cùng của tội ác và bản án đích đáng dành cho kẻ máu lạnh
Không ai hay biết, kẻ bắt cóc tống tiền kia chẳng phải ai xa lạ, mà chính là gã hàng xóm thường ngày vẫn được vợ chồng anh Quang đối đãi như bằng hữu. Một mặt hắn tích cực cùng “tham mưu” phương thức giải cứu hai cháu bé tội nghiệp, mặt khác, thi thoảng hắn vào nhà vệ sinh và ở trong đó rất lâu, đồng thời nhắn tin tống tiền những con người khổ sở đang khóc lóc ngoài phòng khách. Sau khi nhắn tin, hắn tắt điện thoại để gia đình nạn nhân không có cơ hội liên lạc và dò sóng.
Lê Văn Vui bùi ngùi phân trần: “Logic của một kẻ phạm tội là phải tìm mọi cách để che giấu hành vi phạm tội. Lúc ấy, tôi chẳng nghĩ được gì bởi câu hỏi, làm thế nào để phi tang hai xác chết này đã choán toàn bộ suy nghĩ”. Sau này, khi bị bắt, hắn khai nhận, ngay buổi sáng tinh mơ ngày hôm sau, 12/5/2010, Lê Văn Vui xách một can xăng cùng một số vải cỡ lớn, giấy, mang ra hiện trường nhằm đốt xác phi tang để gia đình nạn nhân không nhận dạng được. Hành tung của Vui không gây bất cứ nghi ngờ gì cho người dân, vì nhà cha mẹ đẻ của hắn ở gần nghĩa trang, thấy hắn đi về phía đó, ai cũng đinh ninh Vui về nhà thăm cha mẹ đẻ.
Buổi sáng cùng ngày đó, anh Quang mở điện thoại đọc một tin nhắn của lũ bắt cóc và đổ sụp người vì choáng váng: “Để ông tin, hãy lên sau lưng điện lực, chỗ cây cột điện gãy, lấy nửa cánh tay và sợi dây chuyền về rồi ta nói chuyện tiếp. Nó nằm trong cái bịch màu đen”. Đến nơi, người nhà gia đình anh Quang chết lặng khi thấy sự thật đúng như tin nhắn bọn chúng thông báo.
Ảnh minh họa.
Về phần tên Lê Văn Vui, sau khi ra tay sát hại tàn độc hai đứa trẻ, hắn ung dung nghĩ tội ác của mình qua mặt được cơ quan điều tra. Với diễn xuất tài tình trong vai người hàng xóm tốt bụng, Lê Văn Vui quá tự tin đến mức không hề hay biết hắn đã lọt vào diện nghi can số 1 của vụ thảm án thương tâm này. Chính thế, khi bị triệu tập lên trụ sở Công an thị xã, Vui một mực kêu oan. Hắn kể lể công lênh cùng gia đình nạn nhân thâu đêm suốt sáng tìm mò tung tích hai đứa trẻ. Giữ nguyên gương mặt thản nhiên, lạnh lùng trong suốt thời gian thẩm vấn, Lê Văn Vui còn bịa chuyện, đổ vấy tội lỗi lên người khác.
Cho tới 15h cùng ngày, một số người dân đi tìm tung tích phát hiện ở nghĩa trang phường Đạt Hiếu có hai xác trẻ em bị thiêu cháy. Linh tính mách bảo họ, đây chính là thi thể của hai cháu bé mất tích. Báo gấp cho gia đình hai cháu tới nhận diện tại nghĩa trang. Đến nơi, nhìn một số vật sót lại trên người hai cháu, họ nhận ra đó chính là cháu Huy và cháu Thức. Vợ chồng anh Quang và vợ chồng anh Phước – bố mẹ của cháu Huy và cháu Thức gào khóc trong đau đớn và phẫn uất khiến tất cả những người chứng kiến đều không thể cầm lòng.
Sau cùng, bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Công an đã buộc tên Lê Văn Vui phải cúi đầu khai nhận toàn bộ hành vi giết người dã man của hắn. Hắn kể lại, sau khi gây án, hắn ngồi nhìn xác chết của hai cháu bé rất lâu, trong đầu giằng xé giữa hai lựa chọn: bỏ trốn và ở lại.
Hắn tự nhận mình là người có bạn bè trải khắp 4 phương, đặc biệt dọc dải Quảng Ngãi tới Sài Gòn, cùng với những món võ học được trong thời gian rèn luyện quân ngũ, chắc chắn lẩn trốn và tẩu thoát khỏi sự lưới pháp luật là điều không hề khó khăn. Nhưng, hắn nghĩ tới cha hắn – một người đàn ông sống trong sạch, thanh liêm, được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Nghĩ tới sự nghiệp cả một đời ông gây dựng, nên hắn chọn giải pháp “ở lại” và tiếp tục đóng vai một diễn viên siêu hạng. Nhưng, đó chỉ là lời nguỵ biện của kẻ giết người máu lạnh. Với những hành vi tội ác kinh hoàng của mình, bản án tử hình dành cho Lê Văn Vui là đích đáng, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và phần nào xoa dịu nỗi đau của gia đình, nỗi phẫn uất của dư luận.
Trước toà, Lê Văn Vui xin được “xử” sớm nhất, nhưng cái chết không đến dễ dàng với hắn. Thời gian biệt giam trong buồng tử tù để hắn nghiềm ngẫm, đối diện với tội ác dã man mình gây ra và đếm ngược chờ ngày trả án.
Các cán bộ quản giáo ở buồng giam tử tù của Trại tạm giam - Công an tỉnh Đắk Lắk kể lại, thời gian đầu vào buồng biệt giam, Lê Văn Vui không kiểm soát được hành vi của mình. Hắn tưởng tượng cảnh ru con ngủ và thường xuyên cất tiếng hát ru giữa đêm khuya. Lúc khóc, lúc cười như điên dại, thậm chí còn ăn cả thứ xú uế phóng thải ra ngoài. Dường như cơn ác mộng do chính tay mình gây ra quá đỗi ám ảnh đối với tên sát nhân mang gương mặt hiền lành, tử tế
Về phần tên Lê Văn Vui, sau khi ra tay sát hại tàn độc hai đứa trẻ, hắn ung dung nghĩ tội ác của mình qua mặt được cơ quan điều tra. Với diễn xuất tài tình trong vai người hàng xóm tốt bụng, Lê Văn Vui quá tự tin đến mức không hề hay biết hắn đã lọt vào diện nghi can số 1 của vụ thảm án thương tâm này. Chính thế, khi bị triệu tập lên trụ sở Công an thị xã, Vui một mực kêu oan. Hắn kể lể công lênh cùng gia đình nạn nhân thâu đêm suốt sáng tìm mò tung tích hai đứa trẻ. Giữ nguyên gương mặt thản nhiên, lạnh lùng trong suốt thời gian thẩm vấn, Lê Văn Vui còn bịa chuyện, đổ vấy tội lỗi lên người khác.
Cho tới 15h cùng ngày, một số người dân đi tìm tung tích phát hiện ở nghĩa trang phường Đạt Hiếu có hai xác trẻ em bị thiêu cháy. Linh tính mách bảo họ, đây chính là thi thể của hai cháu bé mất tích. Báo gấp cho gia đình hai cháu tới nhận diện tại nghĩa trang. Đến nơi, nhìn một số vật sót lại trên người hai cháu, họ nhận ra đó chính là cháu Huy và cháu Thức. Vợ chồng anh Quang và vợ chồng anh Phước – bố mẹ của cháu Huy và cháu Thức gào khóc trong đau đớn và phẫn uất khiến tất cả những người chứng kiến đều không thể cầm lòng.
Sau cùng, bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Công an đã buộc tên Lê Văn Vui phải cúi đầu khai nhận toàn bộ hành vi giết người dã man của hắn. Hắn kể lại, sau khi gây án, hắn ngồi nhìn xác chết của hai cháu bé rất lâu, trong đầu giằng xé giữa hai lựa chọn: bỏ trốn và ở lại.
Hắn tự nhận mình là người có bạn bè trải khắp 4 phương, đặc biệt dọc dải Quảng Ngãi tới Sài Gòn, cùng với những món võ học được trong thời gian rèn luyện quân ngũ, chắc chắn lẩn trốn và tẩu thoát khỏi sự lưới pháp luật là điều không hề khó khăn. Nhưng, hắn nghĩ tới cha hắn – một người đàn ông sống trong sạch, thanh liêm, được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Nghĩ tới sự nghiệp cả một đời ông gây dựng, nên hắn chọn giải pháp “ở lại” và tiếp tục đóng vai một diễn viên siêu hạng. Nhưng, đó chỉ là lời nguỵ biện của kẻ giết người máu lạnh. Với những hành vi tội ác kinh hoàng của mình, bản án tử hình dành cho Lê Văn Vui là đích đáng, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và phần nào xoa dịu nỗi đau của gia đình, nỗi phẫn uất của dư luận.
Trước toà, Lê Văn Vui xin được “xử” sớm nhất, nhưng cái chết không đến dễ dàng với hắn. Thời gian biệt giam trong buồng tử tù để hắn nghiềm ngẫm, đối diện với tội ác dã man mình gây ra và đếm ngược chờ ngày trả án.
Các cán bộ quản giáo ở buồng giam tử tù của Trại tạm giam - Công an tỉnh Đắk Lắk kể lại, thời gian đầu vào buồng biệt giam, Lê Văn Vui không kiểm soát được hành vi của mình. Hắn tưởng tượng cảnh ru con ngủ và thường xuyên cất tiếng hát ru giữa đêm khuya. Lúc khóc, lúc cười như điên dại, thậm chí còn ăn cả thứ xú uế phóng thải ra ngoài. Dường như cơn ác mộng do chính tay mình gây ra quá đỗi ám ảnh đối với tên sát nhân mang gương mặt hiền lành, tử tế
Theo:dantri
Đăng nhận xét