Theo cáo trạng, trong thời gian 5 năm, từ 2007-2012, Nguyễn Đức Kiên đã lập ra 6 Cty để kinh doanh vàng và kinh doanh tài chính trái phép với tổng số tiền gần 21,5 nghìn tỉ đồng. Nguyễn Đức Kiên đang phải đối diện với mức án cao nhất là tù chung thân. Nguyễn Đức Kiên “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái...”, “Trốn thuế” và “Kinh doanh trái phép”.
Thủ đoạn “lấy nó rán nó”
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: |
Cáo trạng nêu, Nguyễn Đức Kiên là cổ đông của Ngân hàng ACB từ năm 1993.
Nguyễn Đức kiên và người thân gia đình Kiên sở hữu 937.696.506 cổ phần ngân hàng này, chiếm 9,03% vốn điều lệ. Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB từ năm 2003 đến tháng 8.2012. Đến cuối 2007, Nguyễn Đức Kiên không tham gia HĐQT, nhưng đề nghị HĐQT thành lập Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB do Kiên làm Phó Chủ tịch với chức năng tư vấn cho HĐQT.
Mặc dù không được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y, nhưng với chức danh này và là đại diện cho nhóm cổ đông chiếm 9,03% vốn điều lệ của ngân hàng, Nguyễn Đức Kiên đã giữ vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành của Ngân hàng ACB.
Khi có chức danh này, “bầu Kiên” đã cho thành lập, đồng thời là Chủ tịch HĐQT/Hội đồng thành viên của 6 Cty, thực hiện việc kinh doanh trái phép hàng chục nghìn tỉ đồng và nhiều hành vi phạm tội khác.
Một trong 4 tội danh bị đề nghị truy tố đối với Nguyễn Đức Kiên, đó là việc kinh doanh trái phép. Cụ thể, Nguyễn Đức Kiên đã sử dụng 5 Cty của mình để kinh doanh tài chính với số tiền gần 10.000 tỉ đồng, trong khi các Cty này không có chức năng kinh doanh tài chính.
Thủ đoạn của Nguyễn Đức Kiên trong hành vi này là sử dụng chính tiền của ngân hàng, mua trái phiếu ngân hàng sau đó bán lại cho chính ngân hàng đó để hưởng chênh lệch. Ngoài ra, Nguyễn Đức Kiên còn chỉ đạo Cty Thiên Nam (1 trong 6 công ty do Nguyễn Đức Kiên thành lập) kinh doanh vàng và Cty này đã bị thua lỗ hơn 433 tỉ đồng. Cũng từ việc kinh doanh vàng trái phép nên Nguyễn Đức Kiên đã trốn thuế hơn 25 tỉ đồng.
Nguyễn Đức Kiên, Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến đã quyết định khống thể hiện chủ trương của Cty bán 20 triệu cổ phần Cty CP thép Hoà Phát mà ACBI đang sở hữu để cung cấp cho Cty TNHH một thành viên thép Hoà Phát. Mục đích chính để Cty này ký hợp đồng mua cổ phần của Cty ACBI, chiếm đoạt 264 tỉ đồng. Với 4 tội danh bị truy tố, Nguyễn Đức Kiên đang phải đối diện với mức án cao nhất là tù chung thân.
HĐQT Ngân hàng ACB gây thiệt hại 719 tỉ đồng
Đối với các bị cáo nguyên là thường trực HĐQT, cáo trạng cho rằng, các bị cáo đã có chủ trương ngày 22.3.2010 về việc uỷ thác cho các cá nhân gửi tiền VND và USD tại các tổ chức tín dụng. Từ ngày 27.6.2011 đến 5.9.2011, Lý Xuân Hải đã chỉ đạo và uỷ quyền cho kế toán trưởng Nguyễn Văn Hoà thực hiện uỷ thác số tiền gần 719 tỉ đồng cho 19 nhân viên ACB gửi vào VietinBank-Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh.
Toàn bộ số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như - nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc VietinBank-Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh - chiếm đoạt. Cáo trạng cáo buộc Ngân hàng ACB uỷ thác cho nhân viên gửi tiền vào ngân hàng là trái quy định tại Điều 106 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.
Ngoài ra, ngân hàng ACB còn uỷ thác cho nhân viển gửi tiền vào 22 ngân hàng khác với tổng số tiền trên 28.000 tỉ đồng, đã thu được số tiền lãi hơn 1,62 nghìn tỉ đồng, lãi vượt trần thu được hơn 243 tỉ đồng.
Theo
Đăng nhận xét